THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #956
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (ADN-ARN- Prôtêin-Tính trạng)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4031

Ôn tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh Học Lớp 12 Phần 13

Câu 1

Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?

A.
Bằng nhau
B.
Tế bào nhân thực dài hơn
C.
Tế bào nhân sơ dài hơn
D.
Tuỳ loài có lúc dài hơn hoặc ngắn hơn
Câu 2

Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh:

A.
Vi khuẩn lam
B.
Nấm men
C.
Coli
D.
Xạ khuẩn
Câu 3

Đoạn không chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:

A.
Nucleotit
B.
Exon
C.
Codon
D.
Intron
Câu 4

Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:

A.
Nucleotit
B.
Exon
C.
Codon
D.
Intron
Câu 5

Đặc trưng của gen phân mảnh là:

A.
Tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào
B.
Gồm các vùng mã hoá không liên tục
C.
Gồm nhiều đoạn nhỏ
D.
DO các đoạn Okazaki gắn vào
Câu 6

Gen phân mảnh có đặc tính là:

 

A.
Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi
B.
Gồm các nucleotit không nối liên tục
C.
Đoạn mã hoá xen lẫn các đoạn không mã hoá
D.
DO các đoạn Okazaki gắn lại
Câu 7

Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

A.
A+G=20%; T+X=80%
B.
A+G=25%; T+X=75%
C.
A+G=80%; T+X=20%
D.
A+G=75%; T+X=25%
Câu 8

Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 9

Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:

A.
4/5
B.
1/5
C.
1/4
D.
3/4
Câu 10

Mạch thứ nhất của gen có trình tự nucleotit là 3'AAXXAGGGTGX5'. Tỉ lệ \( {A + G \over T + X}\) ở mạch thứ 2 của gen là:

A.
1/4
B.
1
C.
1/2
D.
2
Câu 11

Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đâycó thể tạo nên đột biến gen?

A.
Adenin
B.
5-BU
C.
Timin
D.
Xytoxin
Câu 12

Một alen hoặc trội, hoặc lặn, là tùy thuộc:

A.
alen đó phổ biến đến mức nào trong tương quan so sánh với các alen khác
B.
tùy theo alen đó được kế thừa từ bố hay từ mẹ
C.
alen đó nằm trên NST nào
D.
hoặc alen đó hoặc alen khác được biểu hiện khi cả hai cùng có mặt
Câu 13

Tất cả các loài sinh vật đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A.
Mã di truyền có tính đặc hiệu. 
B.
Mã di truyền có tính phổ biến.
C.
Mã di truyền luôn là mã bộ 3. 
D.
Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 14

Trong quá trình nhân đôi của ADN NST diễn ra trong pha:

A.
M của chu kỳ tế bào. 
B.
S của chu kỳ tế bào.
C.
G1 của chu kỳ tế bào.  
D.
G2 của chu kỳ tế bào.
Câu 15

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A.
Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
B.
Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3'.
C.
Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3' - 5'.
D.
Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5' - 3'.
Câu 16

nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit amin trừ AUG VÀ UGG. Điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A.
mã di truyền có tính đặc hiệu
B.
mã di truyền có tính phổ biến
C.
Mã di truyền có tính thoái hóa
D.
mã di truyền là mã bộ ba
Câu 17

Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A.
UGA, UUG, UAA.  
B.
UGA, UAA, UAG.
C.
UAA, AUG, UGA.      
D.
UAA, UGA, UGG.
Câu 18

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

A.
Enzim ADN pôlimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn.
B.
Trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
C.
Enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn.
D.
Enzim nối ligaza xúc tác nối các đoạn mạch mới được tổng hợp lại thành phân tử ADN con hoàn chỉnh.
Câu 19

Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực dài 5100Ao có số Nu loại A chiếm 20% tổng số nu. Số nu loại G mội trường cung cấp cho ADN này nhân đôi 1 lần là

A.
1500
B.
1800
C.
600
D.
900
Câu 20

Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sẽ có bao nhiêu bộ ba?

A.
16
B.
27
C.
64
D.
32
Câu 21

Gen phân mảnh có:

A.
Có vùng mã hoá liên tục.   
B.
Vùng không mã hoá liên tục. 
C.
Chỉ có exôn.   
D.
Chỉ có đoạn intrôn.
Câu 22

Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:

A.
Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
B.
Bổ sung; bán bảo toàn.    
C.
Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
D.
Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
Câu 23

Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:

A.
30
B.
16
C.
32
D.
31
Câu 24

Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?

A.
Tính phổ biến. 
B.
Tính đặc hiệu. 
C.
Tính thoái hóa. 
D.
Tính đồng loạt.
Câu 25

Chọn nội dung đúng khi nói về vai trò của enzim ADN-polimeraza trong nhân đôi ADN?

A.
Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
B.
Enzim ADN- polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y.
C.
Enzim ADN- polimeraza có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới.
D.
Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3'-5' nên trên mạch khuôn 5'- 3' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
Câu 26

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm của mã di truyền?

A.
Mã di truyền có tính phổ biến. 
B.
Mã di truyền được đọc từ một điểm bất kì theo từng bộ ba.
C.
Mã di truyền có tính thoái hóa.
D.
Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 27

Một gen có chiều dài 5100Å, tỉ lệ A:X = 3:2. Tổng số liên kết hiđrô của gen là

A.
3900.
B.
3600.
C.
3000.
D.
3200.
Câu 28

Một phân tử mARN trưởng thành của sinh vật nhân thực, tính từ nuclêôtit thứ nhất của mã mở đầu đến nuclêôtit thứ ba của mã kết thúc thì có 1500 nuclêôtit. Theo lý thuyết, trong số nuclêôtit này, số nuclêôtit loại U ít nhất phải có là

A.
2
B.
0
C.
1
D.
không thể xác định
Câu 29

Trong bộ mã di truyền, tổng số côđon thỏa mãn điều kiện mỗi côđon có từ 1 nuclêôtit loại G đến 2 nuclêôtit loại G là

A.
36
B.
24
C.
54
D.
12
Câu 30

Một gen dài 0,51µm, có A chiếm 20% số nuclêôtit, tiến hành nhân đôi 1 lần thì số liên kết hiđrô được hình thành là

A.
3900.
B.
7800.
C.
3600.
D.
15600.
Câu 31

Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì

A.
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
B.
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 3’ – 5’.
C.
enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của pôlinuclêôtit ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit mới kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
D.
hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 32

Bản chất của mã di truyền là

A.
một bộ ba luôn mã hóa cho một axit amin.
B.
ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axit amin.
C.
trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D.
ba nuclêôtit liền kề cùng loại thường không mã hóa cho axit amin.
Câu 33

Gen là một đoạn ADN

A.
mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B.
mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là chuỗi pôlipeptit hay ARN.
C.
mang thông tin di truyền cho toàn bộ cơ thể sinh vật.
D.
chứa các bộ ba mã hóa các axit amin.
Câu 34

Một đoạn gen có đoạn gốc là 3’ AGXTTAGXA 5’. Trình tự các nuclêôtit của mạch còn lại là:

A.
5’ UXGAAUXGU 3’.
B.
5’ TXGAATXGT 3’.
C.
3’ AGXUUAGXA 5’.
D.
3’ AGXTTAGXA 5’.
Câu 35

Nguyên tắc bán bảo tồn là:

A.
sau tự nhân đôi, số phân tử ADN con bằng một nửa số phân tử ADN mẹ.
B.
sau quá trình nhân đôi chỉ một nửa số phân tử ADN được bảo tồn.
C.
sau tự nhân đôi, phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ.
D.
sau tự nhân đôi, có sự sắp xếp lại các nuclêôtit của ADN mẹ kết quả là số nuclêôtit của ADN con chỉ còn lại một nửa.
Câu 36

Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là:

A.
một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
B.
một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
C.
hai hay nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
D.
nhiều loại axit amin khác nhau cùng mã hóa cho một bộ ba.    
Câu 37

Bộ ba nào sau đây trên mARN có thể bị đột biến thành bộ ba vô nghĩa bằng cách chỉ thay 1 bazơ?

A.
Bộ ba AUG.  
B.
Bộ ba AAG.  
C.
Bộ ba AXG.  
D.
Bộ ba AGG.
Câu 38

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN ở E.coli là:

(1) chiều tái bản;

(2) hệ enzim tái bản;

(3) nguyên liệu tái bản;

(4) số lượng đơn vị tái bản;

(5) nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

A.
1, 2 
B.
2, 3
C.
2, 4
D.
3, 5
Câu 39

Cho các đặc điểm:

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.

(2) Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.

(3) Gen được mã hóa liên tục.

(4) Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 40

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:

A.
các đoạn exon của gen không phân mảnh.
B.
các đoạn intron của gen phân mảnh.
C.
đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’ – 3’ của gen.
D.
đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’ – 5’ của gen.
Câu 41

Vì sao trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?

A.
Vì trên gen có các đoạn Okazaki.
B.
Vì gen không liên tục có các đoạn exon và đoạn intron xen kẽ nhau.
C.
Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
D.
Vì enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ – 5’.
Câu 42

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành có đặc điểm:

A.
chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc.
B.
một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.
C.
theo chiều 3’ đến 5’.
D.
được nối lại với nhau nhờ enzim nối Ligaza.
Câu 43

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:

A.
cùng chiều tháo xoắn của ADN.
B.
cùng chiều với mạch khuôn.
C.
theo chiều 3’ đến 5’.
D.
theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 44

Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzim là:

A.
Gyraza → ADN pôlimeraza → ligaza → ARN pôlimeraza.
B.
Gyraza → ARN pôlimeraza → ligaza → ADN pôlimeraza.
C.
Gyraza → ARN pôlimeraza → ADN pôlimeraza → ligaza.
D.
Gyraza → ligaza → ARN pôlimeraza → ADN pôlimeraza.
Câu 45

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A.
Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B.
Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
C.
Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
D.
Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
Câu 46

Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở:

A.
lục lạp, nhân, trung thể.
B.
ti thể, nhân, lục lạp.
C.
nhân, trung thể.
D.
nhân, ti thể.
Câu 47

Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?

A.
ADN → ARN
B.
ADN → ADN
C.
ADN → prôtêin
D.
ARN → ADN
Câu 48

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotid của gen:

A.
L = N x 2
B.
L = \( {N \over 3,4} x 2\)
C.
L = N x 3,4 x 2
D.
L = \({N\over 2} x 3,4\)
Câu 49

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A.
5TJAG3’: 5’UAA3’; 3’UGA5’.                             
B.
3’UAG5’: 3’UAA5’: 3’AGU5’.  
C.
3’GAU5’: ‘AAU5’: 3 ’AUG5’ 
D.
3’GAU5’; 3 ’AAU5’: 3 AGU5’
Câu 50

Khi nói về gen ngoài nhân phát biểu nào sau đây sai?

A.
Các gen ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp alen.
B.
Ở các loài sinh sản vô tính và hữu tính, gen ngoài nhân đều có khả năng di truyền cho đời con.  
C.
Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.  
D.
Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.